
Trái nhàu (Noni) là loại quả quen thuộc trong y học cổ truyền, được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Ngoài trái nhàu còn có 1 số trái cây khác có lợi ích cho sức khoẻ như bưởi, kiwi, nam việt quất, táo,....
Với hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất phong phú. Trái nhàu có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe bất ngờ của loại “siêu thực phẩm” thiên nhiên này.
1. Nguồn Gốc Và Đặc Điểm Của Trái Nhàu
Nguồn Gốc:
Trái nhàu (tên khoa học: Morinda citrifolia) là một loại cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Cây nhàu có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương, đặc biệt phổ biến tại các đảo Thái Bình Dương.
Ngày nay, trái nhàu được sử dụng rộng rãi và trồng phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới. Như Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Hawaii và Caribbean.
Đặc Điểm:
Quả nhàu có tác dụng dược liệu ở cả dạng tươi lẫn chế biến.
Hình dáng: Dài 5-10cm, màu xanh khi non và chuyển trắng ngà khi chín.
Thành phần dinh dưỡng: Giàu vitamin C, E, canxi, kali và các hợp chất chống viêm như damnacanthal, scopoletin.
Phần sử dụng: Từ lá, quả, rễ đến vỏ cây đều có nhiều ứng dụng dược liệu.
2. Hương Vị Của Trái Nhàu
Trái nhàu có nhiều dưỡng chất nhưng mùi vị khá đặc trưng, dễ gây khó chịu khi sử dụng lần đầu.
Quả xanh: Vị đắng, chát nhẹ, mùi hăng vừa phải. Thường được sử dụng để ngâm rượu, nấu nước giảm đau, kích thích tiêu hóa.
Quả chín: Mùi hăng mạnh, hơi giống phô mai cũ. Vị chua, nhầy, khó ăn nếu không chế biến. Lưu ý khi sử dụng là nên rửa sạch và loại bỏ hạt.
Khi chế biến:
- Nước ép: Mùi dịu hơn khi pha mật ong hoặc trái cây khác.
- Bột/ sấy khô: Mùi giảm đáng kể, dễ uống.
- Rượu nhàu: Mùi hăng hòa với rượu, tạo cảm giác ấm, giúp kích thích tuần hoàn.
3. 7 Lợi Ích Sức Khỏe Bất Ngờ Từ Trái Nhàu
3.1 Hỗ Trợ Giảm Đau
Trái nhàu có tác dụng giảm đau một cách tự nhiên nhờ chứa scopoletin – hợp chất thực vật có tính chống viêm mạnh. Scopoletin hoạt động bằng cách điều hòa serotonin trong cơ thể – đây là một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm giác đau.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép trái nhàu được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau mỏi, nhức cơ, xương khớp và cả đau đầu. Đặc biệt, bài thuốc trị đau nửa đầu từ trái nhàu là một trong những ứng dụng phổ biến trong y học cổ truyền.
Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trái nhàu nếu đang dùng thuốc giảm đau khác, để tránh tương tác thuốc.
3.2 Tăng Cường Hệ Miễn Dịch
Một lý do quả nhàu giúp hệ miễn dịch là vì nó chứa nhiều vitamin C. Và các chất chống oxy hóa mạnh như flavonoid và damnacanthal.
Những hợp chất này giúp loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ tế bào. Đồng thời kích thích sản xuất bạch cầu – tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể trước virus và vi khuẩn.
Trái nhàu được sử dụng như một phương pháp phòng ngừa bệnh tự nhiên trong mùa cúm và cảm lạnh. Ngoài ra, việc uống nước ép nhàu thường xuyên cũng giúp cơ thể hồi phục nhanh sau bệnh.
3.3 Cải Thiện Sức Khỏe Tim Mạch
Trái nhàu có tác dụng hỗ trợ hệ tim mạch nhờ các chất chống oxy hóa như anthraquinone, flavonoid và phytosterols. Những chất này giúp làm giảm mức cholesterol xấu (LDL), tăng cường độ đàn hồi của mạch máu. Từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch đáng kể.
Theo y học hiện đại, việc sử dụng trái nhàu thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như xơ vữa động mạch, huyết áp cao và đột quỵ. Nhiều người đã được sử dụng nước ép nhàu như một liệu pháp hỗ trợ song song với thuốc tim mạch.
Tuy nhiên, nếu đang dùng thuốc chống đông máu, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trái nhàu thường xuyên.
3.4 Điều Hòa Đường Huyết
Một công dụng nổi bật khác của trái nhàu là khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đường huyết. Đặc biệt là tiểu đường tuýp 2. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ quả nhàu có thể làm tăng độ nhạy insulin. Đồng thời làm giảm lượng đường trong máu một cách ổn định.
Ngoài ra, hợp chất damnacanthal trong nhàu còn giúp ức chế enzyme alpha-glucosidase. Loại enzyme có vai trò chuyển hóa carbohydrate thành đường, từ đó giúp kiểm soát lượng đường sau ăn.
Trái nhàu được sử dụng như một phần trong chế độ ăn cho người tiền tiểu đường, giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả.
3.5 Hỗ Trợ Tiêu Hóa
Với hàm lượng chất xơ hòa tan pectin cao, quả nhàu có tác dụng điều hòa hoạt động ruột. Giảm táo bón, kích thích lợi khuẩn đường ruột phát triển. Nhiều người gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng đã cảm thấy cải thiện rõ rệt khi sử dụng trái nhàu thường xuyên.
Ngoài ra, trái nhàu còn giúp thanh lọc gan, đào thải độc tố và hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nước ép hoặc bột nhàu được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong liệu trình hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa. Tiêu biểu là viêm loét dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích.
3.6 Ngăn Ngừa Ung Thư
Một trong những lợi ích đáng chú ý nhất của trái nhàu là khả năng ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Hoạt chất damnacanthal đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển và di căn của tế bào ung thư phổi, gan, vú và tuyến tiền liệt.
Theo y học hiện đại, các chất chống oxy hóa trong nhàu giúp ngăn chặn sự tổn thương DNA, từ đó làm giảm nguy cơ hình thành tế bào đột biến. Tuy trái nhàu có tác dụng hỗ trợ tốt, tuy nhiên, không thể thay thế hoàn toàn phương pháp điều trị y học. Mà chỉ nên được sử dụng như một liệu pháp bổ sung, và bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
3.7 Làm Đẹp Da Và Tóc
Trái nhàu có tác dụng làm đẹp da nhờ vitamin C, E và các hoạt chất chống oxy hóa giúp tái tạo tế bào, giảm nếp nhăn và chống lại tác động của tia UV. Dầu nhàu còn được sử dụng trong mỹ phẩm để giảm mụn, kích thích sản sinh collagen và dưỡng ẩm sâu.
Ngoài ra, các axit béo và hợp chất thực vật trong nhàu giúp nuôi dưỡng tóc từ chân đến ngọn. Hỗ trợ trị gàu và giảm gãy rụng. Bột nhàu hoặc nước ép có thể được sử dụng như mặt nạ dưỡng tóc tự nhiên, mang lại mái tóc mềm mại và khỏe mạnh hơn.
4. Những Người Nên Và Không Nên Sử Dụng Trái Nhàu
Trái nhàu được sử dụng rộng rãi vì có tác dụng hỗ trợ nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng trái nhàu, cần cân nhắc đối tượng phù hợp để tránh tác dụng phụ.
4.1 Người Nên Sử Dụng Trái Nhàu
Người mắc tiểu đường, cao huyết áp: Trái nhàu giúp ổn định đường huyết, huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Người đau nhức xương khớp, viêm: Thành phần chống viêm trong nhàu giúp giảm đau hiệu quả.
Người có hệ miễn dịch kém: Vitamin C và chất chống oxy hóa giúp kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng.
Người gặp vấn đề tiêu hóa: Nhàu có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón, thanh lọc cơ thể.
Người muốn làm đẹp: Dầu và bột nhàu được sử dụng để chăm sóc da, giảm mụn và lão hóa.
4.2 Người Không Nên Sử Dụng Trái Nhàu
Phụ nữ mang thai, cho con bú: Có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi – hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Người bị bệnh gan, thận: Nhàu có thể kích thích chuyển hóa, gây áp lực lên cơ quan yếu.
Người đang dùng thuốc tây: Đặc biệt là thuốc chống đông, tiểu đường – cần tránh tương tác thuốc.
Người bị dị ứng hoặc tiêu chảy mãn tính: Lưu ý khi sử dụng, thử lượng nhỏ trước nếu lần đầu dùng.
5. Những Cách Sử Dụng Trái Nhàu Đúng Khoa Học
Trái nhàu có tác dụng hỗ trợ nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên khi sử dụng trái nhàu, bạn cần áp dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ và đạt hiệu quả tối ưu.
Dưới đây là một số cách phổ biến và an toàn để sử dụng trái nhàu mà bạn có thể tham khảo:
5.1 Nước Ép Trái Nhàu
Cách làm:
Chọn những quả nhàu chín tự nhiên, rửa sạch, bỏ cuống.
Xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt.
Có thể pha thêm mật ong hoặc nước ép trái cây khác để dễ uống hơn.
Cách dùng: Uống 30–50 ml mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng khi bụng đói.
Lưu ý khi sử dụng: Không nên uống quá nhiều vì dễ kích thích hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn đang có bệnh lý gan, thận hoặc đang dùng thuốc điều trị.
5.2 Trái Nhàu Sấy Khô Hoặc Dạng Bột
Cách làm:
Cắt lát quả nhàu chín rồi đem phơi khô dưới nắng hoặc sấy lạnh.
Xay thành bột mịn nếu cần.
Cách dùng: Pha 1–2 thìa cà phê bột nhàu với nước ấm, uống mỗi ngày. Có thể kết hợp với gừng, mật ong để tăng hương vị và có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
5.3 Viên Uống Nhàu (Thực Phẩm Bổ Sung)
Các dạng viên nang, viên nén chứa chiết xuất nhàu được sản xuất công nghiệp, tiện dụng cho người bận rộn.
Cách dùng: Theo liều lượng nhà sản xuất khuyến nghị, thường là 1–2 viên/ngày.
Lưu ý khi sử dụng:
Không nên dùng kéo dài quá 3 tháng liên tục mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Khi sử dụng trái nhàu dưới dạng viên, bạn nên chọn sản phẩm có kiểm nghiệm chất lượng và nhãn mác rõ ràng để đảm bảo an toàn.
5.4 Rượu Nhàu
Rượu ngâm trái nhàu là bài thuốc dân gian được sử dụng để bổ thận, mạnh gân cốt và kích thích tuần hoàn máu.
Nguyên liệu: 1kg nhàu chín, 2 lít rượu gạo trắng (35–40 độ).
Cách làm:
Rửa sạch quả nhàu, để ráo rồi cho vào bình thủy tinh.
Đổ rượu vào và ngâm từ 2–3 tháng.
Cách dùng: Mỗi ngày uống 15–20ml sau bữa ăn.
Lưu ý khi sử dụng: Không nên dùng cho người bị dạ dày, gan nhiễm mỡ hoặc huyết áp cao. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn có bệnh nền.
5.5 Lá Nhàu Tươi
Không chỉ quả, lá nhàu cũng có nhiều công dụng, đặc biệt là chống viêm và giảm đau.
Cách dùng:
Lá nhàu rửa sạch
Đem nấu nước uống hoặc đắp trực tiếp lên vùng bị đau như đầu gối, cổ tay, lưng…
Tác dụng: Nước lá nhàu có thể hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, thấp khớp, viêm sưng nhẹ. Ngoài ra, còn giúp mát gan, tiêu độc, hỗ trợ tiêu hóa.
5.6 Dầu Nhàu
Dầu chiết xuất từ quả nhàu hoặc hạt nhàu thường được sử dụng như mỹ phẩm thiên nhiên.
Cách dùng:
Nhỏ 2–3 giọt dầu nhàu lên da mặt mỗi tối, massage nhẹ nhàng.
Có thể dùng cho tóc để giảm rụng và kích thích mọc tóc.
Tác dụng: Có tác dụng hỗ trợ làm mềm da, giảm mụn, mờ thâm và chống viêm cho da nhạy cảm.
6. Lưu Ý Khi Sử Dụng Trái Nhàu:
Khi sử dụng trái nhàu, cần chú ý đến liều lượng và cách chế biến:
Rửa sạch trái nhàu trước khi ép nước hoặc ngâm rượu để tránh vi khuẩn và nấm mốc.
Không nên dùng quá liều. Uống quá nhiều nước ép nhàu có thể kích thích tiêu hóa quá mức, gây tiêu chảy, đau bụng hoặc ảnh hưởng đến gan.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn có bệnh lý về gan, thận hoặc đang mang thai, cho con bú.
Nên sử dụng các sản phẩm từ trái nhàu có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
7. Kết Luận
Trái nhàu là một loại quả không chỉ nổi bật trong y học cổ truyền. Mà còn ngày càng được theo y học hiện đại công nhận về dược tính.
Với các đặc tính chống viêm, kích thích miễn dịch, hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính và có nhiều dưỡng chất hỗ trợ toàn diện sức khỏe. Nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ dạng chế phẩm nào từ trái nhàu để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé !
Mong rằng bài viết này của Ocop Việt có thể giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về trái nhàu và công dụng của nó. Để lại bình luận bên dưới nếu còn thắc mắc bạn nhé!
Viết bình luận